Hóa học

Công thức phân tử của Isopren

Công thức phân tử của Isopren là một chủ đề được chia sẻ bởi VnDoc, nhằm giúp bạn đọc hiểu về công thức phân tử của Isopren. Bài viết cũng trình bày các nội dung câu hỏi và lý thuyết bài tập liên quan. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm nhé.

Công thức phân tử của Isopren

Isopren là một hiđrocacbon không no, mạch hở có hai liên kết đôi trong phân tử. Nó thuộc loại ankađien có hai liên kết đôi cách nhau bởi một liên kết đơn (ankađien liên hợp).

Công thức phân tử của Isopren là C5H8

Công thức cấu tạo thu gọn: CH2=C(CH3)-CH=CH2

Tên gọi theo danh pháp quốc tế là 2-Metybuta-1,3-dien

Tính chất hóa học của Isopren

1. Phản ứng cộng hiđro

CH2=C(CH3)-CH=CH2 + 2H2 → CH3-CH(CH3)-CH2-CH3

2. Phản ứng cộng halogen và hiđro halogenua

3. Phản ứng trùng hợp

Khi có mặt chất xúc tác, ở nhiệt độ và áp suất thích hợp, isopren tham gia phản ứng trùng hợp chủ yếu theo kiểu cộng 1,4 tạo ra các polime mà mỗi mắt xích có chứa 1 liên kết đôi ở giữa. Poliisopren đều có tính đàn hồi cao nên được dùng để điều chế cao su tổng hợp, có tính chất gần giống với cao su thiên nhiên.

4. Phản ứng đốt cháy

C5H8 + 7O2 → 5CO2 + 4H2O

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Công thức của cao su isopren là:
A. (-CH2-CH=CH-CH2)n.
B. (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n.
C. (-CH2-CH=CH-CH2-CH(C6H5)-CH2-)n.
D. (-CH2-CH=CH-CH2-CH(CN)-CH2)n.

Câu 2. Công thức phân tử của isopren là:
A. C5H10.
B. C5H8.
C. C4H8.
D. C4H6.

Câu 3. Cho isopren tham gia phản ứng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm?
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.

Câu 4. Tiến hành thí nghiệm cho isopren phản ứng với dung dịch HBr theo tỉ lệ mol 1:1. Sau phản ứng số sản phẩm tạo ra tối đa là bao nhiêu (không xét đồng phân hình học)?
A. 8.
B. 7.
C. 6.
D. 5.

Câu 5. Dẫn từ từ 4,2 gam hỗn hợp A gồm but-1-en và but-2-en lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2, khi kết thúc phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. m có giá trị là:
A. 12 gam.
B. 24 gam.
C. 36 gam.
D. 48 gam.

Câu 6. Phát biểu không đúng là
A. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit (C6H10O5)n nhưng xenlulozơ có thể kéo sợi, còn tinh bột thì không.
B. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt và không bị thuỷ phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
C. Phân biệt tơ nhân tạo và tơ tự nhiên bằng cách đốt, tơ tự nhiên cho mùi khét.
D. Đa số các polime đều không bay hơi do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết phân tử lớn.

Hy vọng bài viết đã giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập và vận dụng vào làm các dạng câu hỏi. Mời các bạn tham khảo thêm chi tiết nội dung tại wsc.edu.vn.

Đánh giá

An Nhiên

An nhiên là một sinh viên năm cuối tại trường Đại học Ngoại thương, người có niềm đam mê mãnh liệt với việc chia sẻ kiến thức và giảng dạy. An Nhiên đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu và hiểu sâu về các phương pháp giảng dạy hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Với hai năm kinh nghiệm làm gia sư tại các trung tâm giáo dục, An nhiên đã tích lũy được nhiều kỹ năng quan trọng luôn luôn muốn chia sẻ kiến thức.

Related Articles

Back to top button