Hóa học

Với 75 câu trắc nghiệm Hidrocacbon thơm – Nguồn Hidrocacbon thiên nhiên (cơ bản – phần 1) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Hidrocacbon thơm – Nguồn Hidrocacbon thiên nhiên (cơ bản – phần 1).

75 câu trắc nghiệm Hidrocacbon thơm – Nguồn Hidrocacbon thiên nhiên có lời giải (cơ bản – phần 1)

Bài 1: Cho các chất: C6H5CH3 (1); p-CH3C6H4C2H5 (2); C6H5C2H3 (3); o-CH3C6H4CH3 (4). Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là:

A. (1); (2) và (3).

B. (2); (3) và (4).

C. (1); (3) và (4).

D. (1); (2) và (4).

Lời giải:

Đáp án D

Bài 2: Phản ứng benzen tác dụng với clo tạo C6H6Cl6 xảy ra trong điều kiện:

A. Có bột Fe xúc tác

B. Có ánh sáng khuyếch tán

C. Có dung môi nước

D. Có dung môi CCl4

Lời giải:

Đáp án B

Bài 3: Phương pháp chủ yếu để chế biến dầu mỏ là:

A. Nhiệt phân

B. Thủy phân

C. Chưng cất phân đoạn

D. Cracking và rifoming.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 4: Chất cấu tạo như sau có tên gọi là gì ?

A. o-xilen. B. m-xilen.

C. p-xilen. D. 1,5-đimetylbenzen.

Lời giải:

Đáp án B

Bài 5: Benzen tác dụng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1 (có mặt bột Fe), thu được sẩn phẩm hữu cơ là

A. C6H6Br2 B. C6H6Br6

C. C6H5Br D. C6H6Br4

Lời giải:

Đáp án C

Bài 6: Trong phân tử benzen, các nguyên tử C đều ở trạng thái lai hoá :

A. sp. B. sp2.

C. sp3. D. sp2d.

Lời giải:

Đáp án B

Bài 7: Chất (CH3)2CH-C6H5 có tên gọi là :

A. propylbenzen.

B. n-propylbenzen.

C. iso-propylbenzen.

D. đimetylbenzen.

Lời giải:

Đáp án C

Bài 8: Cho các chất (1) benzen ; (2) toluen; (3) xiclohexan; (4) hex-5-trien; (5) xilen; (6) cumen. Dãy gồm các hiđrocacbon thơm là :

A. (1) ; (2) ; (3) ; (4).

B. (1) ; (2) ; (5) ; (6).

C. (2) ; (3) ; (5) ; (6).

D. (1) ; (5) ; (6) ; (4).

Lời giải:

Đáp án B

Bài 9: Thành phần chính của dầu mỏ là:

A. Hỗn hợp hidrocacbon

B. Dẫn xuất hidrocacbon

C. Hợp chất vô cơ

D. Hidrocacbon thơm.

Lời giải:

Đáp án A

Bài 10: Phản ứng của benzen với các chất nào sau đây gọi là phản ứng nitro hóa ?

A. HNO3 đậm đặc.

B. HNO3 đặc/H2SO4 đặc.

C. HNO3 loãng/H2SO4 đặc.

D. HNO2 đặc/H2SO4 đặc.

Lời giải:

Đáp án B

Bài 11: Chất nào sau đây dùng để sản xuất thuốc nổ TNT?

A. Toluen

B. Stiren

C. Naphtalen

D. Benzen

Lời giải:

Đáp án A

Bài 12: Dãy đồng đẳng benzen có công thức chung là:

A. CnH2n+2 B. CnH2n-2

C. CnH2n-4 D. CnH2n-6

Lời giải:

Đáp án D

Bài 13: Toluen tác dụng với Br2 chiếu sáng (tỷ lệ mol 1 : 1), thu được sẩn phẩm hữu cơ là

A. o-bromtoluen B. m-bromtoluen.

C. phenylbromua D. benzylbromua

Lời giải:

Đáp án D

Bài 14: Toluen tác dụng với dung dịch KMnO4 khi đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ là

A. C6H5OK. B. C6H5CH2OH.

C. C6H5CHO. D. C6H5COOK.

Lời giải:

Đáp án D

Hướng dẫn

Bài 15: Trong phân tử benzen :

A. 6 nguyên tử H và 6 nguyên tử C đều nằm trên 1 mặt phẳng.

B. 6 nguyên tử H nằm trên cùng một mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6 nguyên tử C.

C. Chỉ có 6 nguyên tử C nằm trong cùng một mặt phẳng.

D. Chỉ có 6 nguyên tử H nằm trong cùng một mặt phẳng.

Lời giải:

Đáp án A

Bài 16: Cho các công thức :

Cấu tạo nào là của benzen ?

A. (1) và (2). B. (1) và (3).

C. (2) và (3). D. (1) ; (2) và (3).

Lời giải:

Đáp án D

Bài 17: Khi trên vòng benzen có sẵn nhóm thế -X, thì nhóm thứ hai sẽ ưu tiên thế vào vị trí o- và p-. Vậy -X là những nhóm thế nào ?

A. -CnH2n+1, -OH, -NH2.

B. -OCH3, -NH2, -NO2.

C. -CH3, -NH2, -COOH.

D. -NO2, -COOH, -SO3H.

Lời giải:

Đáp án A

Bài 18: Công thức phân tử của Strien là

A.C6H6 B. C7H8

C. C8H8 D. C8H10

Lời giải:

Đáp án C

Hướng dẫn

CT cấu tạo stiren

Bài 19: Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỷ lệ mol 1 : 1 (có một bột sắt) là

A. Benzybromua.

B. o-bromtoluen và p-bromtoluen.

C. p-bromtoluen và m-bromtoluen.

D. o-bromtoluen và m-bromtoluen.

Lời giải:

Đáp án B

Toluen có sẵn nhóm ankyl nên sản phẩm thế ưu tiên vị trí ortho và para

Bài 20: Ankylbenzen là hiđrocacbon có chứa:

A. vòng benzen.

B. gốc ankyl và vòng benzen.

C. gốc ankyl và hai vòng benzen.

D. gốc ankyl và một vòng benzen.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 21: (CH3)2CHC6H5 có tên gọi là:

A. propylbenzen.

B. n-propylbenzen.

C. iso-propylbenzen.

D. đimetylbenzen.

Lời giải:

Đáp án C

Bài 22: Benzen tác dụng với H2 dư có mặt bột Ni xúc tác, thu được

A. hex-1-en B. hexan

C. 3 hex-1-in D. Xiclohexan

Lời giải:

Đáp án D

Hướng dẫn

C6H6 + 3H2 → C6H12

Bài 23: Cracking là quá trình:

A. bẻ gãy phân tử hiđrocacbon nhờ tác dụng của nhiệt hoặc của xúc tác và nhiệt.

B. đồng phân hóa các phân tử.

C. hidro hóa và đóng vòng phân tử dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác.

D. biến đổi cấu trúc của hiđrocacbon từ không phân nhánh thành phân nhánh, từ không thơm thành thơm dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác.

Lời giải:

Đáp án A

Bài 24: Quá trình biến đổi cấu trúc của hiđrocacbon từ không phân nhánh thành phân nhánh, từ không thơm thành thơm dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác gọi là:

A. Crackinh B. Rifocming

C. đồng phân hóa D. Nhiệt phân

Lời giải:

Đáp án B

Bài 25: Cho chất sau có tên gọi là:

A. 1-butyl-3-metyl-4-etylbenzen

B. 1-butyl-4-etyl-3-metylbenzen

C. 1-etyl-2-metyl-4-butylbenzen

D. 4-butyl-1-etyl-2-metylbenzen.

Lời giải:

Đáp án B

Bài 26: Điều chế Cao su buna – S từ phản ứng trùng hợp giữa cặp chất nào?

A. stiren và buta-1,3đien

C. Stiren và butan

B. benzene và stiren

D. buten và benzene

Lời giải:

Đáp án A

Bài 27: Dãy đồng đẳng của benzen (gồm benzen và ankylbenzen) có công thức chung là :

A. CnH2n+6 (n ≥ 6). B. CnH2n-6 (n ≥ 3).

C. CnH2n-8 (n ≥ 8). D. CnH2n-6 (n ≥ 6).

Lời giải:

Đáp án D

Bài 28: Dùng nước brom làm thuốc thử có thể phân biệt cặp chất nào dưới đây?

A. Metan và etan.

B. Toluen và stiren.

C. Etilen và propilen.

D. Etilen và stiren.

Lời giải:

Đáp án B

Bài 29: Stiren có công thức phân tử C8H8 và có công thức cấu tạo : C6H5-CH=CH2. Câu nào đúng khi nói về stiren ?

A. Stiren là đồng đẳng của benzen.

B. Stiren là đồng đẳng của etilen.

C. Stiren là hiđrocacbon thơm.

D. Stiren là hiđrocacbon không no.

Lời giải:

Đáp án C

Bài 30: Cho benzen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc để điều chế nitrobenzen. Khối lượng Nitrobenzen điều chế được từ 19,5 tấn benzen (hiệu suất phản ứng 80%) là

A. 30,75 tấn B. 38,44 tấn.

C. 15,60 tấn D. 24,60 tấn

Lời giải:

Đáp án D

Hướng dẫn

C6H6 + HONO2 C6H5NO2 + H2O

Bài 31: Nguồn cung cấp chủ yếu của hidrocacbon:

A. Khí thiên nhiên B. Dầu mỏ

C. Khí dầu mỏ D. Than đá

Lời giải:

Đáp án B

Bài 32: Chất X là đồng đẳng của benzen, có công thức đơn giản nhất là C3H4 .Công thức phân tử của của X là

A. C3H4 B. C6H8

C. C9H12 D. C12H16

Lời giải:

Đáp án C

(C3H4)n ⇒ C3nH4n X là đồng đẳng benzen nên: 4n = 2.3n – 6 ⇒ n = 3

⇒ X là C9H12

Bài 33: Chất nào có thể sử dụng điều chế trực tiếp benzen?

A. Axetilen B. Xiclohexan

C. Toluen D. Cả A và B

Lời giải:

Đáp án D

Hướng dẫn

3C2H2 → C6H6

C6H12 → C6H6 + 3H2

Bài 34: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường?

A. benzen B. toluen

C. 3-propan D. stiren

Lời giải:

Đáp án D

Bài 35: Cho các chất :

(1) C6H5-CH3 (2) p-CH3-C6H4-C2H5

(3) C6H5-C2H3 (4) o-CH3-C6H4-CH3

Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là :

A. (1) ; (2) và (3).

B. (2) ; (3) và (4).

C. (1) ; (3) và (4).

D. (1) ; (2) và (4).

Lời giải:

Đáp án D

Bài 36: Toluen tác dụng với Br2 chiếu sáng (tỷ lệ mol 1 : 1), thu được sẩn phẩm hữu cơ là:

A. o-bromtoluen B. m-bromtoluen.

C. phenylbromua D. benzylbromua

Lời giải:

Đáp án D

Hướng dẫn

– Khi dùng xúc tác bột Fe thì Br thế vào H ở vòng

– Khi chiếu sáng thì Br thế vào H ở nhánh

Bài 37: Gốc C6H5-CH2- và gốc C6H5- có tên gọi lần lượt là:

A. Phenyl và benzyl.

B. Vinyl và anlyl.

C. Anlyl và vinyl.

D. Benzyl và phenyl.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 38: Benzen tác dụng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1 (có mặt bột Fe), thu được sẩn phẩm hữu cơ là

A. C6H6Br2 B. C6H6Br6

C. C6H5Br D. C6H6Br4

Lời giải:

Đáp án C

Bài 39: Dầu mỏ là:

A. hỗn hợp phức tạp gồm hàng trăm hiđrocacbon thuộc các loại ankan, xicloankan, aren, ngoài ra còn có một lượng nhỏ các chất hữu cơ chứa oxi, nitơ, lưu huỳnh và vết các chất vô cơ.

B. hỗn hợp các dẫn xuất hidrocacbon.

C. hỗn hợp gồm các hidrocacbon

D. gồm nhiều hidrocacbon và hidrocacbon thơm.

Lời giải:

Đáp án A

Bài 40: Công thức phân tử của Strien là:

A. C6H6 B. C7H8 C. C8H8 D. C8H10

Lời giải:

Đáp án C

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

  • Dạng 1: Cách viết đồng phân, gọi tên Benzen và đồng đẳng
  • Dạng 2: Nhận biết, điều chế Benzen và đồng đẳng
  • 75 câu trắc nghiệm Hidrocacbon thơm – Nguồn Hidrocacbon thiên nhiên có lời giải (cơ bản – phần 2)
  • 75 câu trắc nghiệm Hidrocacbon thơm – Nguồn Hidrocacbon thiên nhiên có lời giải (nâng cao – phần 1)
  • 75 câu trắc nghiệm Hidrocacbon thơm – Nguồn Hidrocacbon thiên nhiên có lời giải (nâng cao – phần 2)

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti’s ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3

Đánh giá

An Nhiên

An nhiên là một sinh viên năm cuối tại trường Đại học Ngoại thương, người có niềm đam mê mãnh liệt với việc chia sẻ kiến thức và giảng dạy. An Nhiên đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu và hiểu sâu về các phương pháp giảng dạy hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Với hai năm kinh nghiệm làm gia sư tại các trung tâm giáo dục, An nhiên đã tích lũy được nhiều kỹ năng quan trọng luôn luôn muốn chia sẻ kiến thức.

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button