Hóa học

Công Thức Hóa Học Của Rượu Ethyl

công thức hoá học của rượu

1. Công thức hóa học của rượu

Rượu ethyl, còn được gọi là ethanol, là thành phần chính của rượu, bia và các đồ uống có cồn khác. Ethanol là tên hóa học của rượu, là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm ancol no nằm trong dãy đồng đẳng của CH3OH.

Công thức chung của rượu ethyl: C2H6O

Công thức hóa học của rượu ethyl: C2H5OH

Công thức phân tử của rượu ethyl: CH3-CH2-OH

Khối lượng phân tử của rượu ethyl: M = 46

Cấu tạo chi tiết gồm một nhóm ethyl CH3-CH2- liên kết với một nhóm hidroxyl (-OH).

Công thức hóa học của rượu ethyl

2. Tính chất hóa học của rượu ethyl

Do rượu trong dãy đồng đẳng của CH3OH chỉ có một nhóm -OH nên rượu ethyl sẽ mang tính chất hóa học của một ancol đơn chức.

2.1. Phản ứng với kim loại mạnh

Ethanol tác dụng với các kim loại mạnh như Na, K,… tạo ra khí H2

PTPƯ: 2C2H5OH + Na → 2C2H5ONa + H2↑

2.2. Phản ứng oxi hóa

Rượu ethyl rất dễ cháy, khi cháy không tạo ra khói và ngọn lửa có màu xanh da trời, tỏa ra nhiều nhiệt.

C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O (phản ứng tạo nhiệt)

2.3. Phản ứng với axit axetic

Phản ứng với axit axetic là phản ứng este hóa.

Tổng quát phản ứng este hóa:

ROH + R’COOH ↔ R’COOR + H2O

Phản ứng được thực hiện trong môi trường có axit và được đun nóng.

Phản ứng có tính thuận nghịch nên chú ý đến các yếu tố chuyển dịch cân bằng.

C2H5OH + CH3COOH ↔ CH3COOC2H5 + H2O

3. Tính chất vật lý của rượu

Rượu ethyl là một chất hữu cơ lỏng không màu, trong suốt, có mùi thơm, vị cay nồng, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, rất dễ bay hơi.

  • Khối lượng riêng: 0,789 g/cm3
  • Nhiệt độ sôi: 78,39 độ C
  • Nhiệt độ nóng chảy Ethyl: 114,15 độ C

Rượu ethyl tạo liên kết hidro nên nhiệt độ sôi cao hơn các dẫn xuất của hidrocacbon có khối lượng phân tử tương đương:

Axit > ancol > amin > este > xeton > anđehit > dẫn xuất của halogen > ete > hidrocacbon

4. Các phương pháp điều chế rượu ethyl

Rượu ethyl là một chất hữu cơ phổ biến trong cuộc sống nên việc điều chế ancol ethyl cũng là những phương pháp có yêu cầu đơn giản, dễ thực hiện.

4.1. Lên men đường hoặc tinh bột và cộng hợp etylen với nước

Đây là phương pháp điều chế thông dụng nhất.

Tinh bột hoặc đường → Rượu ethyl.

C6H12O6 → 2CH3CH2OH + 2CO2

Cho etylen cộng hợp với nước có axit làm xúc tác.

Tuân theo quy tắc Maccopnhicop.

Phản ứng cần xúc tác acid: H2SO4, H3PO4 (không dùng axit HX)

CH2 = CH2 + H2O → C2H5OH

Quá trình lên men rượu từ tinh bột - công thức hóa học của rượu

4.2. Công nghệ Hidrat hoá Etylen

CH3CHO + H2 → CH3-CH2-OH (phản ứng có xúc tác nhiệt độ và Ni)

Thủy phân C2H5-X, dẫn xuất của este

C2H5X + NaOH → C2H5OH + NaCl

CH3COOC2H5 + H2O → C2H5OH + CH3COOH

5. Công thức tính độ rượu

Khi nhắc đến rượu, không thể không đề cập tới nồng độ của rượu.

Ví dụ: Rượu 31 độ, rượu 25 độ,…

Độ rượu (nồng độ rượu) bản chất là số ml Ethyl nguyên chất có trong 100ml hỗn hợp Ethyl với nước.

Ghi chú: V là thể tích được đo bằng ml hoặc lít.

6. Ứng dụng của rượu ethyl

  • Là nguyên liệu chủ yếu trong dây truyền sản xuất một số dược phẩm, rượu, bia, các đồ uống có cồn, cao su tổng hợp, axit axetic.
  • Được sử dụng làm dung môi để pha chế vecni, nước hoa.

Ứng dụng của rượu Ethyl - công thức hóa học của rượu

Ngoài ra, ethanol (hay còn gọi là rượu ethyl) còn có công dụng như là nhiên liệu cồn (thường trộn lẫn với xăng) và ứng dụng trong hàng loạt các quy trình công nghiệp khác nhau. Ethanol (rượu ethyl) cũng có thể ứng dụng trong các sản phẩm chống đông lạnh vì điểm đóng băng thấp (-114 độ C).

Dung dịch chứa 70% ethanol (rượu ethyl) được dùng làm tẩy uế. Các gel vệ sinh kháng khuẩn phổ biến nhất ở nồng độ 62%. Khử trùng rất tốt khi sử dụng ethanol ở dạng dung dịch có nồng độ khoảng 70%, nồng độ cao hơn hay thấp hơn lại có khả năng kháng khuẩn kém hơn. Ethanol giết chết các sinh vật chủ yếu bằng cách gây biến tính protein của chúng và hòa tan lipid của chúng. Ngoài ra, ethanol (rượu ethyl) còn có hiệu quả trong việc phòng ngừa lại các loại vi khuẩn và vi nấm cùng với nhiều loại virus nhưng lại kém hiệu quả trong việc chống lại các bào tử của vi khuẩn.

Tác hại của rượu ethyl:

Tùy vào nồng độ rượu của ethyl khác nhau mà các tác hại của loại rượu này cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, khi sử dụng ethyl quá nhiều sẽ khiến người sử dụng bị say, ảnh hưởng đến thần kinh, sức khỏe và không thể làm chủ được hành động của bản thân có thể gây ra những rủi ro về sức khỏe cho bản thân hoặc người khác.

Trên đây là toàn bộ những phần lý thuyết cần thiết về công thức hóa học của rượu, một tính chất hóa học của rượu ethyl và một số ứng dụng của Ethyl trong đời sống. Để có thể làm được tốt bài tập phần này, các em cần nắm chắc kiến thức lý thuyết, tránh nhầm lẫn để làm sai những câu không đáng có. Để ôn thi đạt hiệu quả như mong muốn, các em có thể truy cập ngay vào trang web wsc.edu.vn để có thể đăng ký tài khoản hoặc liên hệ nhanh qua trung tâm hỗ trợ của wsc.edu.vn để ôn tập và nắm bắt được thật nhiều kiến thức nhé!

Đánh giá

An Nhiên

An nhiên là một sinh viên năm cuối tại trường Đại học Ngoại thương, người có niềm đam mê mãnh liệt với việc chia sẻ kiến thức và giảng dạy. An Nhiên đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu và hiểu sâu về các phương pháp giảng dạy hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Với hai năm kinh nghiệm làm gia sư tại các trung tâm giáo dục, An nhiên đã tích lũy được nhiều kỹ năng quan trọng luôn luôn muốn chia sẻ kiến thức.

Related Articles

Back to top button