Hóa học

Giáo án Hóa học 8 Bài 9: Công thức hóa học mới nhất

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

  • B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 – NGUYEN THANH TUYEN – Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức :

Học sinh biết được:

-CTHH biểu diễn thành phần phân tử của chất

-CTHH của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hóa học của 1 nguyên tố (kèm theo số nguyên tử nếu có)

-CTHH của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của hai hay nhiều nguyên tố tạo ra chất, kèm theo số nguyên tử của mỗi nguyên tố tương ứng.

-Cách viết CTHH của đơn chất và hợp chất.

-CTHH cho biết: Nguyên tố nào tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử và phân tử khối của chất.

2. Kĩ năng :

-Quan sát CTHH cụ thể, rút ra được nhận xét về cách viết CTHH của đơn chất và hợp chất.

-Viết được CTHH của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên của một phân tử và ngược lại.

-Nêu được ý nghĩa CTHH của chất cụ thể.

3. Thái độ :

HS có thái độ kiên trì trong học tập, có niềm yêu thích bộ môn Hóa học.

4. Năng lực cần hướng tới :

-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

-Năng lực tính tóan

-Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học

-Năng lực sáng tạo

II. TRỌNG TÂM:

-Cách viết CTHH của một chất.

-Ý nghĩa của CTHH.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo Viên : Tranh mô hình tượng trưng một mẫu chất; bảng phụ, phiếu học tập.

2. Học sinh : Ôn lại các khái niệm đơn chất, hợp chất, phân tử và chuẩn bị theo sgk.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG

Hoạt động 1: Khởi động (5 Phút)

GV đưa ra bảng phụ. Yêu cầu HS điền và chỗ (…) để hoàn chỉnh ý còn thiếu

Giáo án Hóa học 8 Bài 9: Công thức hóa học mới nhất

Hoạt động 2: Hình hành kiến thức (25 phút)

Hoạt động 2.1. Hình thành khái niệm: Công thức hóa học (10 phút)

Công thức hóa học của đơn chất:

GV nêu: Công thức hóa học của một đơn chất chỉ gồm kí hiệu hóa học của một nguyên tố.

GV cung cấp tổng quát: Ax

Trong đó:

A: kí hiệu hóa học của nguyên tố

x = chỉ số

-Lưu ý: x viết nhỏ, dưới chân, bên phải.

– GV lấy một số ví dụ cho từng trường hợp,

VD: CTHH của kim loại

+Sắt: Fe

+Đồng: Cu

+Nhôm: Al

VD: CTHH của phi kim

+ Oxi: O2

+ Hiđro: H2

+ Clo: Cl2

Công thức hóa học của hợp chất

GV nêu: công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những chất kèm theo chỉ số ở chân.

GV đưa công thức tổng quát:

AxBy hoặc AxByCz

-A,B,C là kí hiệu hóa học của các nguyên tố

-x,y,z: chỉ số

GV lấy ra các ví dụ để phân tích:

VD: CTHH của

+Nước: H2O

+Axit nitric: HNO3

+Metan: CH4.

Chuyển ý: Vậy CTHH dùng để làm gì, có ý nghĩa ntn?

– HS lắng nghe – ghi chép

HS chú ý lắng nghe – ghi chép

I. Công thức hóa học

1. Đơn chất : gồm kí hiệu hóa học của 1 nguyên tố: Ax

A: kí hiệu hóa học của nguyên tố

x = chỉ số

-Đơn chất kim loại (x = 1): CTHH chính là kí hiệu hóa học.

-Đơn chất phi kim: Thường x = 1 hoặc x = 2

2. Hợp chất : Gồm kí hiệu hóa học của 2 nguyên tố hóa học trở lên

TQ: AxBy hoặc AxByCz

-A,B,C là kí hiệu hóa học của các nguyên tố

-x,y,z: chỉ số

Hoạt động 2.2. Ý nghĩa của công thức hoá học (15 phút)

GV: Hướng dẫn cách tính PTK theo CTHH:

Áp dụng cho phân tử nước: H2O

– CTHH của nước cho biết gì?

? Vậy theo CTHH của một chất ta có thể biết được những điều gì?

GV: Áp dụng: Hãy cho biết ý nghĩa của CTHH

a/ P2O5

b/ N2.

-PTK(nước) = 2 + 16 = 18 đvC.

-Do 2 nguyên tố hóa học là H và O tạo nên.

-Do 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O tạo nên.

CTHH của 1 chất cho biết:

-Nguyên tố nào tạo ra chất.

-Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất.

– Phân tử khối của chất.

2 HS trả lời:

a/ P2O5 cho biết:

-Do 2 nguyên tố hóa học tạo nên là P và O.

-Trong phân tử, có 2P và 5O

-PTK (P2O5) = 31.2 + 16.5 =142 đvC

b/ Phân tử N2 cho biết:

– Do 1 nguyên tố hóa học tạo nên là N

-Trong phân tử, có 2 nguyên tử N

-PTK (N2) = 14.2=28 đvC

II.Ý nghĩa của công thức hóa học

Một CTHH cho biết:

– Nguyên tố nào tạo ra chất.

– Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất.

– Phân tử khối của chất.

Hoạt động 3:Củng cố, luyện tập (5 phút)

GV hệ thống lại toàn bộ các kiến thức vừa học xong. HS chú ý lắng nghe, lĩnh hội.

Hoạt động 4: Củng cố, luyện tập (5 phút)

Bài tập: Hoàn thành bảng sau (1 bàn làm 2 câu)

Đáp án:

Chất CTHH Phân tử khối 1. Khí clo (2Cl) Cl2 PTK (Cl2) = 35,5.2 = 71 đvC 2. Magie hiđroxit (1Mg, 2O, 2H) Mg(OH)2 PTK [Mg(OH)2] = [24+(16+1).2] = 58đvC 3. Kẽm clorua (1Zn, 2Cl) ZnCl2 PTK (ZnCl2) = 65+35,5.2 = 136 đvC 4. Đồng (1Cu) Cu PTK (Cu) = 64 đvC 5. Nhôm Oxit (2Al, 3O) Al2O3 PTK (Al2O3) = 27.2+16 .3 = 102 đvC 6. Amoniac NH3 PTK (NH3) = 14+1.3 = 17 đvC 7. Bạc Ag PTK (Ag) = 108 đvC 8. Axit sunfuric (2H, 1S, 4O) H2SO4 PTK (H2SO4) = 1.2+1.32+16.4 = 98 đvC

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (5 phút)

V. RÚT KINH NGHIỆM:

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

  • Giáo án Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị
  • Giáo án Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị (Tiết 2)
  • Giáo án Hóa học 8 Bài 11: Bài luyện tập 2
  • Giáo án Hóa học 8 Bài 12: Sự biến đổi chất
  • Giáo án Hóa học 8 Bài 13: Phản ứng hóa học

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti’s ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3

Đánh giá

An Nhiên

An nhiên là một sinh viên năm cuối tại trường Đại học Ngoại thương, người có niềm đam mê mãnh liệt với việc chia sẻ kiến thức và giảng dạy. An Nhiên đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu và hiểu sâu về các phương pháp giảng dạy hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Với hai năm kinh nghiệm làm gia sư tại các trung tâm giáo dục, An nhiên đã tích lũy được nhiều kỹ năng quan trọng luôn luôn muốn chia sẻ kiến thức.

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button